Vải không dệt là gì? Đặc điểm nổi bật của vải không dệt

Vải không dệt ngày càng được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi vì các lợi ích mà nó mang lại. Nó có khả năng thoáng khí, dễ dàng thấm hút và giữ ẩm giúp cải thiện sự thoải mái trong quá trình sử dụng. Đồng thời, chất vải cũng nhẹ, mềm mịn và tái sử dụng được. Đặc biệt chúng còn phân hủy tốt trong môi trường đất giúp bảo vệ môi trường. Vậy thành phần làm nên vải không dệt là gì? Các đặc điểm ra sao mà lại được sử dụng nhiều như thế, hãy cùng tìm hiểu về bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn!

Vải không dệt là gì?

Vải không dệt (non- woven fabric) đây là thuật ngữ hay được nhắc đến trong ngành sản xuất dệt may để nói đến các loại vải được tạo ra không phải bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim thông thường. Nó được biết đến giống như vải được làm từ sợi xơ ngắn và sợi xơ dài được người sản xuất dùng phương pháp xử lý cơ học, hóa học, nhiệt hoặc dung môi để liên kết chúng lại với nhau.

Để đo lường được vải không dệt, ta dùng đơn vị là gsm viết tắt của từ gram per square meter. Định lượng gsm càng cao thì vải sẽ có dày và có độ dai bền nhất định.

Theo một số thông tin, Vải không dệt được phát hiện bởi kỹ sư Garnett vào thế kỷ XIX và được tìm ra tại Châu Âu. Khi cắt vải, kỹ sư Garnett đã phát hiện 1 lượng lớn chất xơ bị bỏ đi nên ông đã dùng chúng làm ruột gối sau đó phát minh ra cách gắn chúng lại với nhau bằng keo dán.

Các điểm nổi bật của vải không dệt

Độ bền và độ bền kéo tốt: vải không dệt có khả năng chịu lực và chịu kéo tốt, làm cho nó phù hợp cho nhiều ứng dụng công nghiệp.

Thấm hút nước tốt: với khả năng thấm hút nước tốt, vải không dệt được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân, như khăn giấy và khăn tắm.

Tính thoáng khí và dễ thoát hơi: Vải không dệt có khả năng thoáng khí, giúp duy trì sự thoải mái và giảm thiểu sự ẩm ướt.

Độ mềm và đàn hồi tốt: Vải không dệt có độ mềm và đàn hồi tốt, giúp cho việc sử dụng và đeo không bị khó chịu.

Tính chống nước và kháng khuẩn: Một số loại vải không dệt được xử lý để có khả năng chống nước và kháng khuẩn, làm cho chúng phù hợp với các sản phẩm y tế và chăm sóc sức khỏe.

Thân thiện với môi trường dễ dàng phân hủy: Tóm lại, vải không dệt là một loại vải có nhiều đặc tính ưu việt, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ công nghiệp đến sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.

Quy trình sản xuất vải không dệt

Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất vải bao gồm 

Nguyên liệu để sản xuất vải không dệt bao gồm xơ cho công nghiệp giấy, xơ cho công nghiệp dệt, filament (một dạng sợi polyester cơ bản). Những nguyên liệu này sau đó được đưa vào sản xuất thông qua 4 bước sau để tạo thành thành phẩm hoàn chỉnh.

Bước 1: Tạo lớp màng cho vải

Lớp màng của vải không dệt được tạo ra bằng phương pháp ướt hoặc khí, sau đó dùng máy chải để tạo màng, ngoài ra nhân công còn dùng các phương pháp như SB, MB, kéo màng tốc độ cao, …

Bước 2: Xếp thành màng xơ

Tiếp theo, lấy các sợi tổng hợp được xếp lớp ngang, kéo dãn trên máy sau đó được trộn và uốn thành các màng xơ.

Bước 3: Liên kết các màng xơ

Sau đó các màng xơ được liên kết lại với nhau bằng các như xuyên kim,  hóa học, làm rối thủy lực,cán lá, dùng sóng siêu âm, kết dính nhiệt…Mỗi phương pháp liên kết sẽ mang lại cho sản phẩm đặc tính khác nhau, vì vậy tùy mục đích sử dụng mà nhà sản xuất có thể cân nhắc lựa chọn.

Bước 4: Xử lý công đoạn cuối cùng

Vải không dệt được làm hoàn tất bằng cách tráng phủ và đốt lên bề mặt vải sau đó được in và dát mỏng tùy định lượng vải theo yêu cầu của người tiêu dùng.

Ưu điểm & nhược điểm của vải không dệt

Ưu điểm

Khả năng chịu lực tốt

Vì vải không dệt được sản xuất bởi các sợi được ép chặt liên kết lại với nhau, vải có tính năng đàn hồi cao, độ bền dai và chắc trọng lực vải có thể chịu được lên đến 3-10kg.

Dễ dàng in ấn

Một ưu điểm nổi bật của vải không dệt là khi in trên vải sẽ lâu phai hình ảnh rõ nét, vậy nên việc dùng vải không dệt để in túi hay dùng để quảng cáo đều hiệu quả.

Giá thành thấp

So với các loại chất liệu khác, giá thành của vải không dệt khá rẻ và phù hợp với túi tiền.

Thân thiện với môi trường

Với khả năng phân hủy nhanh, tự phân hủy trong môi trường từ 3 đến 6 tháng. Ngoài ra khăn có thể tái sử dụng nhiều lần nên lượng rác thải từ vải không dệt là rất thấp.


Nhược điểm 

Khó bảo quản trong thời gian dài

Nếu để vải trong thời gian quá lâu sẽ gây ẩm mốc, đặc biệt khi vải tiếp xúc với nước sẽ hư hỏng nhanh chóng.

Dễ gây cháy nổ

Khả năng chống cháy của vải không dệt là rất kém, khi ở gần lửa vải sẽ dễ bắt lửa và cháy nhanh.Vậy nên khi sử dụng, bạn nên tránh những nơi quá nóng hoặc để gần lửa.

Ứng dụng thực tiễn của vải không dệt 

Ngành nông nghiệp: Vải không dệt được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như tấm lọc gió, bao bì sản phẩm nông nghiệp, vải lót sàn chuồng gia súc, bọc rau củ quả tránh côn trùng để bảo quản…

Ngành dệt may: Vải không dệt được sử dụng để sản xuất quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, giày dép, balo, túi xách, tấm lót giường và nệm, tấm lót ghế sofa,…

Ngành y tế: Vải không dệt được sử dụng để sản xuất khẩu trang y tế, tấm lót y tế, tấm vệ sinh và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Ngành dầu khí: Vải không dệt được sử dụng để sản xuất  túi lọc dầu trong quá trình khai thác dầu, lọc tốt các hạt bụi, tạp chất, và các hợp chất cặn bã trong dầu, vải không dệt có khả năng lọc và hấp thụ tốt các chất ô nhiễm, đảm bảo chất lượng của dầu khí được cải thiện.

Các loại vải không dệt

Vải không dệt Spunlace

Loại vải này thường được dùng làm khẩu trang, tấm lót y tế, khăn ướt, vải lọc không dệt, v.v.

Đây là sản phẩm tạo ra từ việc tác động của khí hoặc cơ học, quá trình kéo sợi, đâm kim hoặc cán nóng từ các miếng polyme, các xơ ngắn.

Vải không dệt Pulp airlaid

Vải không dệt Pulp airlaid hay còn được gọi là vải không dệt khô, giấy không bụi. Vải được sử dụng phương pháp dòng khí để kết tụ các sợi trên màn lưới và lưới sợi được gia cố thêm tạo thành vải bởi công nghệ air-laid để mở tấm ván sợi gỗ thành một trạng thái sợi duy nhất.

Vải không dệt Spunbond

Là loại vải không dệt được sản xuất bằng cách tạo ra các sợi đơn hoặc đa phân tán bằng kỹ thuật quay và liên kết chúng với nhau. Spunbond có độ bền cao, khả năng chịu nước tốt và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất quần áo bảo hộ, đồ nội thất và sản phẩm y tế.

Meltblown

Loại vải không dệt được sản xuất bằng cách nung các sợi tổng hợp để tạo ra các sợi mỏng và liên kết chúng với nhau. Meltblown có khả năng lọc tốt và được sử dụng trong các sản phẩm y tế như khẩu trang và bộ lọc khí.

Vải không dệt dập kim

Vải không dệt dập kim là một loại vải không dệt khô. Các sợi mịn được gia cố thành vải bằng cách đâm kim.

Nhìn chung, vải không dệt mang lại nhiều lợi ích vượt trội về tính chất vật liệu, tính thẩm mỹ và bảo vệ môi trường, là một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực sản xuất và có khả năng phát triển cao trong tương lai. Hi vọng qua bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vải không dệt là gì và các đặc điểm nổi bật của vải không dệt.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top

Mã khuyến mãi:

Giảm 120.000đ

Đơn hàng từ 699.000đ

Mã: FHPPDX3J

HSD: 31/05/2023

Giảm 120.000đ

Đơn hàng từ 699.000đ

Mã: P5YQYCQH

HSD: 31/05/2023

  • Thời gian áp dụng các mã khuyến mãi đến 23h59 ngày 31/05/2023
  • KHÔNG ÁP DỤNG chung với chương trình quà tặng. Chỉ áp dụng khi mua online.
Danh mục sản phẩm
Lọc sản phẩm
Theo size
Lọc theo size
Theo màu
Lọc theo màu sắc
Theo giá
Lọc theo khoảng giá - slider
9,500đ9,500đ